Tiếng còi vang lên kèm thông báo yêu cầu "Người dân chú ý" lúc 10h40 ngày 4/10. "Hệ thống cảnh báo đang được kiểm tra tính sẵn sàng,ễntậpứngphótìnhhuốngkhẩncấptoànquốtiki xin giữ bình tĩnh", giọng nói của một người đàn ông vang lên.
Các chương trình phát thanh và truyền hình được tạm dừng để giới chức phát thông báo. "Khi nghe thấy tiếng còi báo động, cần giữ bình tĩnh, chớ hoảng hốt, bật tivi hay bất kỳ kênh hoặc đài nào có thể bắt tín hiệu và làm theo thông báo", Bộ Tình trạng Khẩn cấp cho biết trong một tuyên bố. "Hệ thống cảnh báo được thiết kế để truyền tín hiệu kịp thời đến người dân trong trường hợp xảy ra đe dọa hoặc tình huống khẩn cấp do thiên tai hoặc con người gây ra".
Cuộc thử nghiệm được thực hiện lần đầu năm 2020, là một phần của sáng kiến mới yêu cầu các cơ quan chức năng tiến hành thử nghiệm hai lần một năm, bắt đầu từ ngày 1/9.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đẩy quan hệ của Nga với phương Tây vào tình trạng tệ nhất kể từ Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Cuộc thử nghiệm của Nga nhân kỷ niệm 91 năm thành lập hệ thống phòng thủ dân sự và diễn ra sau các cuộc diễn tập giáo dục toàn quốc hồi tháng 8 về thực hành các hành động và quy trình trong các tình huống khẩn cấp.
Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga tuyên bố mục tiêu thử nghiệm nhằm đánh giá hệ thống cảnh báo, mức độ sẵn sàng của nhân viên chịu trách nhiệm triển khai chúng và nâng cao nhận thức cộng đồng.
Mỹ cũng tiến hành thử nghiệm quy mô lớn các hệ thống cảnh báo công cộng cùng ngày với Nga, thông qua điện thoại di động, đài truyền hình và đài phát thanh.
Mục đích cuộc thử nghiệm của Mỹ nhằm đảm bảo hệ thống "tiếp tục hoạt động hiệu quả nhằm cảnh báo công chúng khi xảy ra tình huống khẩn cấp, đặc biệt là ở cấp quốc gia", theo Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA).
Nhiều quốc gia cũng thử nghiệm hệ thống cảnh báo khủng hoảng và thiên tai trong những năm gần đây.
Hồng Hạnh (TheoReuters)